Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

NÊN VIẾT BLOG THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT KHÁCH TRUY CẬP

Một website cần có rất nhiều yếu tố để giúp tạo ấn tượng đẹp và thu hút khách truy cập. Trong tất cả các yếu tố đó thì có hai yếu tố mình cảm thấy sẽ đánh vào tâm lý của khách truy cập đầu tiên, đó chính là giao diện website và cách mà bạn bố trí bài viết. Nếu bạn hoàn thành tốt được hai yếu tố này thì mình đảm bảo số lượng khách truy cập mà vào website của bạn sẽ có thiện cảm hơn trong việc đọc, xem bài viết cũng như trở lại website của bạn.

Nên viết blog thế nào để thu hút khách truy cập


Đối với mặt giao diện thì hiện nay đối với mọi mã nguồn blog đều có rất nhiều template/theme đẹp được chia sẻ cũng như bán tràn lan trên mạng internet. Nếu bạn sử dụng Blogger bạn có thể tham khảo qua chuyên mục template mà mình đã chia sẻ hoặc mua tại website uy tín khác, v.d. ThemeForest.

Còn về mặt bài viết, hôm nay mình sẽ góp ý đối với những bạn mới hoặc chưa viết viết và bố trí bài viết như thế nào cho hợp lý để thu hút được khách truy cập nhiều hơn.

Nên viết blog thế nào để thu hút khách truy cập

Tiêu đề
Thứ đầu tiên để cho người đọc cảm thấy muốn đọc vài viết của bạn đó chính là tiêu đề bài viết. Khi bạn có một tiêu đề gây sự tò mò cũng như đi thẳng vào vấn đề mà họ đang tìm kiếm thì bài viết đó sẽ ngay lập  tức được chọn. Do đó bạn hãy có gắng làm sao để đặt một tiêu đề thật ý nghĩa và có gắng cho từ khóa của bài viết vào đó.

Hình ảnh
Điều mà bạn cần lưu ý tiếp theo là bạn nên thêm tối thiểu một hình ảnh vào bài viết của mình. Đương nhiên hình ảnh mà bạn thêm vào phải là một hình ảnh có liên quan đến nội dung mà bạn đang đề cập tới. Đối với một bài viết có số lượng hình ảnh hợp lý, đẹp và đúng vấn đề thì thông thường sẽ làm cho bài viết trông bắt mắt hơn và  người đọc cảm thấy thú vị hơn để đọc đến cuối bài viết.

Mở bài
Đối với mỗi bài viết thì bạn nên dành ra tối thiểu bốn đến năm dòng để giới thiệu sơ lược bài viết của chúng ta. Những đoạn giới thiệu này khi khách truy cập đọc tới họ sẽ biết rằng  đây có phải là bài viết họ đang tìm kiếm hay không. Thông thường tại blog này mình thường viết về những lý do vì sao họ cần phải làm những điều mà trong bài viết mình sẽ đề cập tới.

Thân bài
Đây là phần quan trọng dùng để nói đến vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập đến với người dùng, do đó bạn cần phải làm cho kết cấu nó thật rõ rằng, dễ hiểu không gây rối trí cho người đọc.

Thông thường đối với những đoạn văn bản dài, bạn nên có gắng xuống dòng để chia ra đoạn văn bản đó, nó sẽ làm cho người dùng cảm thấy đỡ rồi mắt hơn rất nhiều từ đó dễ dàng hơn trong việc đọc hiểu bài viết, nhưng lưu ý bạn nên xuống dòng làm sao cho không cụt đi phần ý nghĩa vốn có của nó.

Nếu bạn viết về những phần như hướng dẫn, ưu điểm, khuyết điểm của những thứ gì đó, mình khuyên bạn nên sử dụng những dấu chấm đầu dòng, vì sao ư:

  • Dễ dàng hơn cho việc đọc hiểu.
  • Thống kê chi tiết hơn những điều chúng ta cần nói.
  • Làm cho phần đó trông một cách hệ thống và chuyên nghiệp hơn.
từ đó sẽ làm cho khách truy cập cảm thấy bài viết đáng tin cậy hơn.

Kết luận
Cũng như phần mở đầu dùng để giới thiệu bài viết, bạn cũng nên dành ra cho bài viết của mình ba đến bốn dòng để khi ra ngắn gọn tổng kết những thứ mà mình đã nói ở trên bài viết hoặc thêm vào những lưu ý mà khách truy cập cần tới.

Phần kết luận này khá quan trọng vị nó sẽ làm cho người đọc cảm thấy chúng ta không phải là những bloggers nghiệp dư, chúng ta biết những gì chúng ta đã viết đã hướng dẫn,.. Do đó mình nghĩ là luôn luôn cần có phần kết luận trong mỗi bài viết.

Các mục h1, h2, h3, h4
Thêm vào các đề mục (mình gọi là đề mục, còn thông thường người ta gọi là tiêu đề) sẽ giúp phân chia tốt hơn những thứ mà chúng ta sẽ nói tới, người đọc sẽ dễ dàng hơn cho việc duyệt sơ qua phần nội dung của bài viết, biết được rõ rằng hơn về những thứ chúng ta đề cập tại bài viết.

Khi sử dụng và thêm vào đề mục, đặc biệt là nếu bạn sử dụng nhiều đề mục, bạn nên thêm vào khoảng cách giữa các đề mục với nhau cũng như với nội dung của các đề mục. Bạn có thể hoàn thành việc này bằng các Enter xuống dòng một cách thủ công, hoặc tùy chỉnh lại bằng css.

Từ ngữ & ngữ pháp
Sau khi hoàn thành bài viết, bạn luôn luôn nên đọc lại toàn bộ bài viết của mình để kiểm tra xem, có những lỗi chính tả, hoặc các cách sử dụng từ ngữ & ngữ pháp của chúng ta có chính xác và dễ hiểu hơn hay chưa. Mặc dù đây là một trong những việc khá nhỏ nhặt nhưng đôi khi nó gây khó chịu cho người đọc cũng như làm khó hiểu về nội dung chúng ta đề cập.

Kết luận
Đối với một website có cách thức viết bài và bố trí cẩu thả thì sẽ chã có ai muốn động đến nó cả. Do đó chúng ta cần hết sức lưu ý và có rất nhiều việc mà chúng ta cần lưu khi muốn viết một bài viết để gây được thiện cảm và thu hút khách truy cập. Như vậy lại xong một bài viết nữa cho chuyên mục kinh nghiệm - nơi chia sẻ kinh nghiệm trong việc làm và viết blog của mình. Mong rằng qua đôi lời chia sẻ tại bài viết này, mình giúp đỡ được các bạn trong việc bố trí và viết bài viết sao thật hợp lý tại blog của mỗi người. Hãy để lại ý kiến cá nhân của bạn về vấn đề này ở bên dưới nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét